Chuyển đến nội dung chính

Câu chuyện SuperMicro và những hệ lụy


Câu chuyện SuperMicro và những hệ lụy

Huỳnh Hoa


(TBKTSG) - Vụ Trung Quốc cấy ghép chip gián điệp vào bản mạch chính máy chủ do SuperMicro, Mỹ sản xuất và cung ứng đang gây nhiều hệ lụy cho hệ thống dây chuyền cung ứng hàng điện tử toàn cầu, nhưng cũng mở ra cơ hội cho các nước khác.






Trung Quốc cấy ghép chip gián điệp vào bản mạch chính máy chủ do hãng SuperMicro của Mỹ sản xuất. 


Phần cứng cũng không an toàn



Khoảng mười ngày trước, báo BusinessWeek thuộc hãng tin Bloomberg đã cho nổ một quả bom trong ngành công nghiệp điện tử thế giới: tiết lộ chuyện các điệp viên của quân đội Trung Quốc đã dùng nhiều thủ đoạn để cấy ghép một con chip do thám vào bản mạch chính (mother board) dùng trong các máy chủ (server) mà hãng SuperMicro Computer Inc. cung cấp cho rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp khắp thế giới. Có ít nhất 30 công ty lớn của Mỹ sử dụng máy chủ của SuperMicro, trong đó có những tập đoàn lớn như Amazon và Apple. Mặc dù cả Apple và Amazon đều nhanh chóng phản bác những thông tin chi tiết và chặt chẽ của báo BusinessWeek, một số chuyên gia công nghệ tại Silicon Valley cho rằng, việc này hoàn toàn có thể xảy ra.



Nếu cáo buộc của BusinessWeek là đúng thì có thể đây là lần đầu tiên hoạt động “tin tặc” được thực hiện bằng việc cấy ghép linh kiện phần cứng vào sản phẩm mà nhà sản xuất không hay biết, hoặc không phát hiện được. Nỗi nghi ngờ nhắm tới Trung Quốc một phần do nước này giữ vai trò cốt lõi trong dây chuyền cung ứng toàn cầu các sản phẩm điện tử-tin học, do chính quyền Trung Quốc kiểm soát và can thiệp sâu vào hoạt động của doanh nghiệp, và phần khác do tham vọng của Trung Quốc muốn vượt mặt các quốc gia tiên tiến về công nghệ cao qua việc đầu tư rất mạnh vào 11 ngành công nghệ mới trong chương trình “Made in China 2025”.



Lòng tin bị đánh cắp



Trong nhiều năm qua, các công ty công nghệ Mỹ dựa vào các nhà máy sản xuất ở nước ngoài để sản xuất phần lớn linh kiện cho các thiết bị điện tử mà họ thiết kế và bán ra, từ điện thoại di động, máy tính cá nhân cho đến những mặt hàng cao cấp nhất. Phương thức đưa sản xuất ra nước ngoài này là động lực chính đem lại tăng trưởng kinh tế cho Mỹ, và đặc biệt là cho Trung Quốc, nơi có nhiều nhà máy lắp ráp, đóng gói, thử nghiệm sản phẩm cho các công ty công nghệ Mỹ. Người tiêu dùng cũng được hưởng lợi nhờ sản phẩm điện tử trở nên tối tân hơn, phong phú hơn và giá cả cũng phù hợp hơn. Với trường hợp motherboard của SuperMicro, độ tin cậy của mối quan hệ bị phá vỡ, Trung Quốc chắc chắn sẽ mất mối làm ăn, và doanh nghiệp Mỹ sẽ tốn thêm nhiều chi phí cho việc sản xuất, kiểm định sản phẩm, chưa nói tới việc chuyển toàn bộ hoạt động sản xuất điện tử trở lại nước Mỹ hay một số nước thứ ba ngoài Trung Quốc.



Tờ The Financial Times (Anh) trích lời một quan chức Mỹ về hưu, từng phụ trách chính sách về Trung Quốc, nói rằng câu chuyện máy chủ SuperMicro sẽ làm gia tăng áp lực buộc các nhà công nghiệp phải đưa hoạt động sản xuất ra khỏi quốc gia đó, “Đây mới thực là vấn đề chiến tranh thương mại: gỡ bỏ mối liên kết giữa kinh tế Trung Quốc và kinh tế Mỹ”.



Cơ hội mới?



Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng chuyển sản xuất điện tử ra khỏi Trung Quốc là chuyện nói dễ, làm khó, chuyển về Mỹ là điều không tưởng. Theo ước tính của Henry Yeung thuộc trường Đại học quốc gia Singapore, năng lực sản xuất sản phẩm điện tử của Trung Quốc chiếm một nửa tổng năng lực toàn cầu của ngành này: Hơn một nửa số điện thoại di động của thế giới được sản xuất ở Trung Quốc; các nhà máy ở Trung Quốc lắp ráp 40% sản phẩm bán dẫn của thế giới. Trong số 420 nhà máy do 200 nhà cung cấp hàng đầu của Apple vận hành, có 357 nhà máy tại Trung Quốc trong khi tại Mỹ chỉ có 63 nhà máy, theo The Economist.



Trước đây, do giá nhân công ở Trung Quốc tăng cao, và để tránh phụ thuộc vào một quốc gia cung cấp, nhiều tập đoàn công nghệ đã đưa ra phương thức “China + 1”. Tập đoàn Samsung chẳng hạn, đã chuyển một bộ phận sản xuất sang Việt Nam năm 2009 và biến nơi đây thành nước làm ra nhiều điện thoại di động thứ hai thế giới. Một số tập đoàn khác đã theo sau nhưng chưa tạo thành một xu hướng có ý nghĩa, một phần cũng do những quốc gia ngoài Trung Quốc chưa thật hấp dẫn đầu tư công nghệ.



Tình thế đang thay đổi. Chính sách thuế khắc nghiệt của Chính phủ Mỹ đối với sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, cùng với câu chuyện của SuperMicro đang buộc các nhà lãnh đạo doanh nghiệp điện tử phải suy nghĩ nghiêm túc hơn về việc chuyển sản xuất tới nơi nào đó an toàn hơn, giá nhân công thấp hơn, hay ít ra là có xuất xứ không bị nghi ngờ, không bị áp thuế trừng phạt để bảo đảm uy tín thương hiệu và gia tăng lợi nhuận. 



laodong

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Loại nào giải được bài toán chống oxy hóa?

Tác dụng của vitamin C với làn da thì khỏi cần bàn cãi rồi, vì không phải ngẫu nhiên mà vitamin C được coi là “thần dược” cho làn da. Là chất chống oxy hóa mạnh, vitamin C bảo vệ da chống lại sự hình thành các gốc tự do. Từ đó giúp ngăn chặn các dấu hiệu lão hóa, hình thành nếp nhăn hay vết thâm, sạm nám của da. Bên cạnh đó, vitamin C cũng bảo vệ da dưới các tác động của ánh sáng mặt trời, ngăn ngừa sự hình thành sắc tố Melanin, giúp làm trắng da hiệu quả. Đặc biệt, do đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen trên da, vitamin C giúp da mịn màng, ngăn ngừa nếp nhăn ở cả da trẻ lẫn da lão hóa. Một trong những nhược điểm khi sử dụng vitamin C là dễ bị oxy hóa Tuy nhiên, một trong những nhược điểm của vitamin C là rất dễ bị oxy hóa (khi vitamin C bị oxy hóa sẽ chuyển sang màu vàng đậm hoặc nâu). Khi bị oxy hóa, vitamin C mất phần lớn tác dụng với làn da. Làm thế nào để chống oxy hóa cho vitamin C là 1 câu hỏi làm đau đầu rất nhiều nhà sáng chế mỹ phẩm. Thử cùng điểm

Brian Kerr (quản lý bóng đá Ailen)

Brian Kerr (sinh ngày 3 tháng 3 năm 1953) là một nhà quản lý bóng đá người Ireland. Sinh ra ở Dublin, Kerr lớn lên chơi bóng đá và đấm bốc. Năm 13 tuổi, anh đảm nhận vai trò huấn luyện đầu tiên với đội bóng dưới 11 tuổi của Crumlin United. Sau đó nhận ra rằng mình không có tài năng để trở thành một cầu thủ hàng đầu, anh quyết định tập trung vào công việc huấn luyện. Năm 1986, ông được bổ nhiệm làm người quản lý của Liên đoàn Ireland St Patrick's Athletic. Năm 1992, khi câu lạc bộ đang phải đối mặt với việc thanh lý, Kerr là một trong những nhà đầu tư đã huy động được 82.000 bảng IR để giúp cứu câu lạc bộ. Vào tháng 12 năm 1996, anh rời St. Pat để trở thành giám đốc kỹ thuật của Hiệp hội bóng đá Ireland, nhưng anh vẫn được người hâm mộ của St. Pat thần tượng. Ông làm việc với các đội trẻ của Cộng hòa Ireland và cũng với các cấp cao. Ông được bổ nhiệm làm người quản lý toàn thời gian của đội tuyển Ireland cao cấp vào ngày 26 tháng 1 năm 2003. Năm 2007, Kerr trở thành Giám đốc

3 phim tâm lý kinh hoàng hơn cả 'búp bê Annabelle'

Nếu không có thần kinh thép, đừng xem những bộ phim hại não dưới đây bởi chúng sẽ khiến Halloween của bạn ngập trong ám ảnh và kinh sợ đấy. 1. A clockwork orange A clockwork orange là bộ phim tâm lý tội phạm Anh - Mỹ, được sản xuất năm 1971, đạo diễn bởi một trong những nhà làm phim vĩ đại nhất thế kỷ 20 - Stanley Kubrick. Từ khi ra mắt, phim đã vấp phải nhiều tranh cãi do những cảnh quay nhạy cảm về bạo lực, tình dục và tra tấn tinh thần. Nội dung phim kể về cậu nhóc 15 tuổi, Alex Delarge - một tên tội phạm biến thái có 3 sở thích chính: cưỡng hiếp, giết người và nghe nhạc Beethoven. Thay vì chăm lo học hành trên trường, thằng nhóc tối nào cũng bày ra những trò chơi rợn người mà nó và đám bạn vô cùng thích thú: đi gây sự, đánh nhau, ăn cướp và giở trò đồi bại với con gái nhà lành. Cuộc sống bệnh hoạn và đầy rẫy máu me của thằng bé rẽ sang hướng khác khi nó bị cảnh sát bắt sau một lần thủ ác. Vào tù, thằng bé biến thành vật thí nghiệm trong một chương trình "tẩy não" của chí