Chuyển đến nội dung chính

MH370 có thể bị tiêm kích đánh chặn trước khi rơi | Thế giới



Tháng 3/2014, chuyến bay mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines khi đang trên đường từ Bắc Kinh (Trung Quốc) đến Kuala Lumpur (Malaysia) đã bất ngờ biến mất khỏi màn hình radar trên vùng biển Ấn Độ Dương.


Vào thời điểm gặp nạn, trên máy bay có tổng cộng 239 người.


Kể từ khi biến mất một cách bí ẩn, lực lượng cứu hộ của nhiều quốc gia đã tích cực tham gia tìm kiếm xác máy bay MH370 nhưng không có kết quả.


Cách đây không lâu, chính quyền Malaysia cũng công bố bản báo cáo cuối cùng về vụ tai nạn của máy bay MH370 mà không tiết lộ cụ thể nguyên nhân sự cố.


Trong khi đó, tờ Express hôm qua, 30/10, bất ngờ tung ra thông tin gây sốc khi dẫn lời một điều tra viên tình nguyện cho biết “có thể chiếc MH370 đã bị đánh chặn bởi chiến đấu cơ trước khi biến mất”.


Cụ thể, theo Andre Milne – người sáng lập công ty phát triển kĩ thuật quân sự Unicorn Aerospace, chiếc MH370 dường như đã bay ở độ cao 58.200 feet, lớn hơn so với độ cao tối đa mà máy bay Boeing có thể đạt được là 44.000 feet.


Các loại chiến đấu cơ có thể đạt được tầm bay tương đương, theo Milne, chỉ có thể là những loại máy bay chiến đấu đầy uy lực, ví dụ Sukhoi Su-30 do Nga sản xuất, hiện đang được sử dụng bởi Không quân Hoàng gia Malaysia.


“Một chiếc chiến đấu cơ đã xuất kích để đánh chặn MH370. Điều này cho thấy có thể MH370 đã bị coi như một mối đe doạ đối với không phận Malaysia”, Milne nói.


Cũng theo Milne, đài kiểm soát không lưu của Malaysia có thể đã cố tìm cách trao đổi trực tiếp với phi công MH370 hoặc những kẻ không tặc để thương lượng về việc đảm bảo an toàn cho hành khách.


“Tuy nhiên, cuộc thương lượng dường như không thành”, Milne nhận định.


Chiếc máy bay được cho là đã bay 7 tiếng trước khi mất liên lạc hoàn toàn. Chính quyền Malaysia cho biết, những lời cuối cùng họ nghe được từ máy bay trước khi biến mất khỏi màn hình radar là "Chúc ngủ ngon MH370".


Đến nay, quá trình tìm kiếm xác máy bay MH370 vẫn chưa mang lại kết quả.




Theo Express



laodong

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Brian Kerr (quản lý bóng đá Ailen)

Brian Kerr (sinh ngày 3 tháng 3 năm 1953) là một nhà quản lý bóng đá người Ireland. Sinh ra ở Dublin, Kerr lớn lên chơi bóng đá và đấm bốc. Năm 13 tuổi, anh đảm nhận vai trò huấn luyện đầu tiên với đội bóng dưới 11 tuổi của Crumlin United. Sau đó nhận ra rằng mình không có tài năng để trở thành một cầu thủ hàng đầu, anh quyết định tập trung vào công việc huấn luyện. Năm 1986, ông được bổ nhiệm làm người quản lý của Liên đoàn Ireland St Patrick's Athletic. Năm 1992, khi câu lạc bộ đang phải đối mặt với việc thanh lý, Kerr là một trong những nhà đầu tư đã huy động được 82.000 bảng IR để giúp cứu câu lạc bộ. Vào tháng 12 năm 1996, anh rời St. Pat để trở thành giám đốc kỹ thuật của Hiệp hội bóng đá Ireland, nhưng anh vẫn được người hâm mộ của St. Pat thần tượng. Ông làm việc với các đội trẻ của Cộng hòa Ireland và cũng với các cấp cao. Ông được bổ nhiệm làm người quản lý toàn thời gian của đội tuyển Ireland cao cấp vào ngày 26 tháng 1 năm 2003. Năm 2007, Kerr trở thành Giám đốc

3 phim tâm lý kinh hoàng hơn cả 'búp bê Annabelle'

Nếu không có thần kinh thép, đừng xem những bộ phim hại não dưới đây bởi chúng sẽ khiến Halloween của bạn ngập trong ám ảnh và kinh sợ đấy. 1. A clockwork orange A clockwork orange là bộ phim tâm lý tội phạm Anh - Mỹ, được sản xuất năm 1971, đạo diễn bởi một trong những nhà làm phim vĩ đại nhất thế kỷ 20 - Stanley Kubrick. Từ khi ra mắt, phim đã vấp phải nhiều tranh cãi do những cảnh quay nhạy cảm về bạo lực, tình dục và tra tấn tinh thần. Nội dung phim kể về cậu nhóc 15 tuổi, Alex Delarge - một tên tội phạm biến thái có 3 sở thích chính: cưỡng hiếp, giết người và nghe nhạc Beethoven. Thay vì chăm lo học hành trên trường, thằng nhóc tối nào cũng bày ra những trò chơi rợn người mà nó và đám bạn vô cùng thích thú: đi gây sự, đánh nhau, ăn cướp và giở trò đồi bại với con gái nhà lành. Cuộc sống bệnh hoạn và đầy rẫy máu me của thằng bé rẽ sang hướng khác khi nó bị cảnh sát bắt sau một lần thủ ác. Vào tù, thằng bé biến thành vật thí nghiệm trong một chương trình "tẩy não" của chí

Brown & - Wikipedia

Từ Wikipedia, bách khoa toàn thư miễn phí Chuyển đến điều hướng Chuyển đến tìm kiếm Wikipedia không có một bài viết với tên chính xác này. Vui lòng tìm kiếm Brown & trong Wikipedia để kiểm tra các tiêu đề hoặc cách viết thay thế. Các lý do khác có thể hiển thị thông báo này: visit site site